Single Content

Tạo sao phải kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường ?

Theo Luật đo lường Việt nam, một số định nghĩa được hiểu như sau:

  • Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác  .
  • Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính về thành phần, loại chất, nồng độ. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu, phương tiện đo hoặc chất khác.
  • Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo, kiểm tra.
  • Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo và tính toán.
  • Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
  • Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
  • Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Tại sao doanh nghiệp phải kiểm định, hiệu chuẩn hay thử nghiệm thiết bị đo lường?

Cũng theo Luật đo lường, Điều 16 quy định cụ thể:

“1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng”.

Như vậy, có thể hiểu việc kiểm soát thiết bị đo lường theo yêu cầu kỹ thuật đo lường có thể là kiểm định, có thể là hiệu chuẩn, có thể là thử nghiệm hoặc có thể là kiểm tra,…việc chọn phương thức kiểm soát này phụ thuộc vào quy định của pháp luật và nhu cầu sử dụng của mỗi tổ chức.

Ta phân biệt rất rõ 2 trường hợp khác nhau:

Thứ nhất, nếu tổ chức sử dụng phương tiện đo lường nhóm 2 (quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN và Thông tư 23/2013/TT-BKHCN) và với mục đích sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác thì bắt buộc phải kiểm định theo quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, nếu nếu tổ chức sử dụng phương tiện đo lường nhóm 1 thì tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mình mà chọn một trong các phương thức kiểm soát cho phù hợp, có thể là kiểm định, hoặc hiệu chuẩn, hoặc thử nghiệm hoặc kiểm tra,…Ví dụ, tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, hệ thống quản lý GMP hoặc do bên mua hàng yêu cầu thì phải chọn phương thức kiểm soát cho phù hợp.

Thứ ba, ngoài hai vấn đề trên, việc kiểm soát thiết bị, phương tiện đo lường cũng một phần giúp doanh nghiệp kiểm soát các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Để đáp ứng những nhu cầu đó, Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 giới thiệu đến quý tổ chức, cá nhân các dịch vụ mà Trung tâm đang triển khai:

1. Kiểm định, hiệu chuẩn lĩnh vực khối lượng

Kiểm định, hiệu chuẩn cân phân tích, cân kỹ thuật, cân đĩa, cân bàn điện tử, cân đồng hồ lò xo, cân phễu,…

2. Kiểm định, hiệu chuẩn lĩnh vực nhiệt độ

Kiểm định, hiệu chuẩn nhiệt bao gồm hiệu chuẩn, kiểm định lò nung, nồi hấp, tủ nhiệt, bể nhiệt, bộ chuyển đổi đo nhiệt độ, nhiệt kế hồng ngoại, nhiết kế y học thuỷ tinh và điện tử,...

3. Kiểm định, hiệu chuẩn lĩnh vực áp suất

Kiểm định, hiệu chuẩn áp suất bao gồm kiểm định áp kế lò xo, kiểm định áp kế điện tử, hiệu chuẩn áp kế, chân không kế lò xo, hiện số, thiết bị chuyển đổi áp suất, thiết bị đặt mức áp suất.

4. Hiệu chuẩn lĩnh vực dung tích

Hiệu chuẩn dung tích bao gồm các dịch vụ hiệu chuẩn và kiểm định buret, pipet piston, pipet thuỷ tinh, bình định mức thuỷ tinh, cốc thí nghiệm,…

5. Hiệu chuẩn lĩnh vực hoá – lý

Hiệu chuẩn lĩnh vực hoá lý bao gồm hiệu chuẩn máy đo pH, phương tiện đo oxy hòa tan, phương tiện đo độ dẫn điện, phương tiện đo độ đục của nước, phương tiện đo hòa tan chất rắn.

6. Hiệu chuẩn lĩnh vực tần số

Bao gồm các hiệu chuẩn máy lắc, máy ly tâm, máy vortex,…

7. Thử nghiệm cơ

Thử nghiệm cơ bao gồm thử nghiệm các tủ hút, tủ cấy, tủ an toàn sinh học, phòng sạch,…

8. Kiểm tra kỹ thuật các loại: Tủ, tủ chống cháy, bàn thao tác, bàn thí nghiệm,... 

9. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đo lường và thiết bị phòng thí nghiệm

Zalo Công ty cổ phần hiệu chuẩn ALPHA-LAB Zalo Công ty cổ phần hiệu chuẩn ALPHA-LAB
Sale

Không sẵn có

Hết hàng